Mới đây, vào ngày 05/03/2025, Shopee và TikTok đã công bố chính thức mức tăng phí mới, đẩy nhiều nhà bán hàng vào tình thế đối mặt với chi phí vận hành leo thang và lợi nhuận bị siết chặt. Sự thay đổi này không chỉ ảnh hưởng tới từng đơn hàng mà còn có tác động sâu sắc đến chiến lược kinh doanh dài hạn của người bán trên hai nền tảng hàng đầu.
Vậy, những điểm mới của chính sách tăng phí này là gì? Hãy cùng Kanex khám phá và phân tích chi tiết trong bài viết dưới đây!
Từ ngày 01/04, Shoppe sẽ điều chỉnh mức phí cố định (phí dịch vụ) cho nhiều ngành hàng đều tăng, cụ thể
Bạn có thể tra cứu thông tin chi tiết về mức tăng phí sàn Shopee tại đây.
Trước đây, gói Freeship Xtra của Shopee được áp dụng mức phí tương đương 6% giá trị mỗi sản phẩm (tối đa 50.000đ/sản phẩm). Tuy nhiên, kể từ ngày 01/04, thay vì duy trì gói Freeship Xtra, Shopee sẽ chuyển sang cung cấp mã freeship giới hạn cho khách hàng. Điều này có nghĩa là, nếu cửa hàng không đáp ứng các tiêu chí hỗ trợ từ Shopee – như duy trì điểm sao sản phẩm dưới 6, không vi phạm quy định đăng bán và áp dụng phương thức vận chuyển phù hợp – chi phí vận chuyển có thể tăng cao.
Sự thay đổi này đặt ra không ít thách thức cho người bán, khi họ mất đi “công cụ” hấp dẫn khách hàng bằng ưu đãi miễn phí vận chuyển. Ngay lúc này, các nhà bán hàng cần nhanh chóng đánh giá lại chiến lược kinh doanh của mình: cân nhắc điều chỉnh giá bán sản phẩm và tận dụng các chương trình khuyến mãi khác từ Shopee để giữ vững sức cạnh tranh trên thị trường.
Trước đây, Shopee cho phép các đơn hoàn trả do khách hàng hủy bỏ mà không phát sinh phí vận chuyển trả hàng. Tuy nhiên, từ ngày 01/04/2025, gánh nặng này sẽ chuyển sang cho người bán với các trường hợp sau:
Lưu ý: Người bán sẽ không phải chịu phí vận chuyển trả hàng trong các trường hợp sau:
Sự thay đổi này đồng nghĩa với việc shop sẽ đối mặt với chi phí vận hành tăng cao, khi nhà bán hàng phải tự gánh chịu phí hoàn hàng. Hệ quả là, nguy cơ khách hàng bom hàng hay hoàn hàng “vô tội vạ” có thể gia tăng, từ đó tác động tiêu cực đến lợi nhuận và gây thiệt hại đáng kể cho người bán.
Từ 01/04, TikTok tiến hành tăng phí hoa hồng nền tảng cho các nhóm ngành hàng, cụ thể:
Nhóm ngành hàng |
Nhà bán hàng thường (trước 1/4) |
Nhà bán hàng thường (từ 1/4) | Nhà bán hàng mall (trước 1/4) | Nhà bán hàng mall (từ 1/4) |
Điện máy | Từ 1 - 2% | Từ 1 - 3% | Từ 1 - 4,54% | Từ 1,21 - 6% |
Thời trang | 3% | 4% | 4,54% | 6,05% |
Tạp hóa, Sức khỏe & làm đẹp, Mẹ & bé | 3% | 4% | Từ 2,72 - 5.78% | Từ 3,63 - 7,7% |
Nhà cửa & Đời sống | 3% | 4% | Từ 1 - 4,54% | Từ 1,21 - 6,05% |
Sản phẩm trong ngành hàng cấp 3 không có trong bảng phí suất đầy đủ ở trên sẽ được áp dụng phí suất 4,00% cho Nhà Bán Hàng thường hoặc 6,05% cho Nhà Bán Hàng Mall.
Xem phí suất hoa hồng nền tảng cho từng ngành hàng cấp độ 3: tại đây
Những thay đổi gần đây từ Shopee và TikTok đang tạo ra tác động sâu rộng đối với các nhà bán hàng. Hai mặt nổi bật của ảnh hưởng bao gồm:
Tăng chi phí vận hành
Việc đồng loạt tăng phí sàn buộc người bán phải đầu tư nhiều hơn để duy trì hoạt động kinh doanh. Song song với đó, do hạn chế hỗ trợ Freeship, chi phí giao hàng cũng được đẩy lên, nhất là với các ngành hàng có giá trị trung bình thấp. Nếu không tối ưu hóa quy trình vận hành, gánh nặng tài chính này sẽ càng trở nên nặng nề, buộc các nhà bán hàng phải cân nhắc lại chiến lược kinh doanh hoặc tìm kiếm nền tảng khác để giảm bớt áp lực.
Thu hẹp biên lợi nhuận
Mức phí sàn tăng cùng với chi phí vận hành leo thang đã góp phần làm giảm biên lợi nhuận. Đặc biệt, các ngành hàng như thời trang và mỹ phẩm - vốn đã có biên lợi nhuận khiêm tốn - sẽ chịu tác động nặng nề hơn nếu không có chiến lược điều chỉnh giá phù hợp. Đồng thời, tăng giá bán quá nhanh có thể khiến khách hàng chuyển hướng sang đối thủ, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu.
Để vượt qua giai đoạn chuyển mình này, các nhà bán hàng cần chủ động điều chỉnh chiến lược kinh doanh qua những giải pháp sau:
Tính toán lại giá bán & tối ưu chi phí:
Khi phí cố định tăng, bước đầu tiên là rà soát và điều chỉnh giá bán sao cho vẫn đảm bảo lợi nhuận. Việc này không chỉ giúp bù đắp chi phí tăng thêm mà còn đảm bảo cạnh tranh trên thị trường.
Quản lý tồn kho chặt chẽ:
Kiểm soát tồn kho hợp lý giúp chủ shop xoay vòng vốn nhanh, hạn chế hàng tồn và giảm thiểu chi phí phát sinh không cần thiết.
Tối ưu hóa hoạt động vận hành:
Cần cân nhắc giảm chi phí đóng gói, thuê nhân sự, và thương lượng với các đối tác vận chuyển khác để bù đắp mức phí mới từ Shopee và TikTok.
Ứng dụng công nghệ AI:
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, AI chính là trợ thủ đắc lực giúp tối ưu hóa chi phí vận hành và nâng cao hiệu suất. Việc áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến giúp nhà bán hàng dự báo nhu cầu, ra quyết định nhanh nhạy và giảm thiểu sai sót trong quy trình kinh doanh.
Đa dạng hóa kênh bán hàng:
Không nên "giao hết trứng vào cùng một giỏ". Việc mở rộng kênh bán hàng qua các nền tảng khác như Facebook, website riêng… sẽ giúp xây dựng tệp khách hàng ổn định, từ đó tăng cường khả năng chăm sóc, remarketing và upsell. Đồng thời, các giải pháp quản lý đa kênh sẽ giúp đồng bộ tồn kho, đơn hàng và dữ liệu khách hàng, giảm thiểu sai sót và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.
Những chiến lược trên không chỉ giúp các nhà bán hàng giảm bớt áp lực tài chính mà còn tạo điều kiện phát triển bền vững trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt.